Vào tháng Bảy năm 2021, Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc đã ra thông báo, sẽ đưa ra các tiêu chuẩn mới về hàm lượng đạm thô trong thức ăn chăn nuôi nhằm giảm thiểu việc dư thừa ni-tơ có trong thức ăn (áp dụng lần đầu trên thức ăn lợn vào tháng 12 năm 2021).
Các giai đoạn chăn nuôi lợn trước đây được các công ty thức ăn phân loại khác nhau, hiện đã được đơn giản hóa và việc giảm 1 đến 3% hàm lượng đạm thô trong thức ăn cho từng giai đoạn hiện được áp dụng ở cấp quốc gia. Đây là một cải tiến mới và chưa phổ biến trên toàn cầu (Bảng 1).
Giai đoạn | Phạm vi sử dụng và mục đích | Hiện tại | Điều chỉnh | Chênh lệch |
Lợn con theo lợn mẹ | Trước khi cai sữa | Dưới 23% | Dưới 20% | 3% |
Lợn cai sữa | 7 – 11kg | Dưới 21% | Dưới 17% | 4% |
11 – 25kg | Dưới 20% | 3% | ||
Lợn choai | 25 – 45kg | Dưới 19% | Dưới 16% | 3% |
45 – 65kg | Dưới 18% | 2% | ||
Lợn thịt | 65 – 85kg | Dưới 17% | Dưới 14% | 3% |
85kg – giết mổ | Dưới 16% | 2% | ||
Lợn nái mang thai | Dưới 16% | Dưới 13% | 3% | |
Lợn nái nuôi con | Dưới 20% | Dưới 19% | 1%
|
Bảng 1. Kế hoạch điều chỉnh quy định hàm lượng đạm thô trong thức ăn chăn nuôi tại Hàn Quốc
Thay đổi này hiện chỉ áp dụng cho thức ăn chăn nuôi lợn. Đến năm 2024, hàm lượng đạm thô trong thức ăn gia cầm và động vật nhai lại cũng dự kiến được thay đổi. Một tiêu chuẩn mới về hàm lượng xơ được cho là sẽ được áp dụng cho thức ăn của động vật nhai lại.
Nền tảng của việc sửa đổi các quy định về thức ăn chăn nuôi là do tuyên bố trở thành quốc gia trung hòa carbon vào năm 2050 của Hàn Quốc tại Liên Hợp Quốc: đạt được mức giảm 710 triệu tấn phát thải khí nhà kính vào năm 2030 (-24,4% so với năm 2017).
Bằng cách thu thập tiếng nói của ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi, các chuyên gia học thuật và nhà chăn nuôi, quy định mới được đưa ra dựa trên việc giảm phát thải khí nhà kính từ ngành chăn nuôi trong tổng 21,2 triệu tấn (tính đến năm 2017) khí nhà kính phát thải từ nông nghiệp và chăn nuôi.
Lượng khí nhà kính phát thải từ ngành chăn nuôi được chia thành 4,4 triệu tấn từ quá trình lên men mêtan trong ruột và 4,9 triệu tấn nitơ oxit (N2O) từ phân gia súc (tổng cộng 9,4 triệu tấn).
Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc dự đoán rằng khi giảm 1% đạm thô trong thức ăn chăn nuôi thông qua việc sửa đổi này có thể giảm khoảng 360.000 tấn nitơ oxit được tạo ra trong quá trình phân rã của phân gia súc. Ngoài ra, sự bài thải khí amoniac dự kiến sẽ giảm tới 10% (Hình 1).
Hình 1. Sơ đồ giảm phát thải khí nhà kính của Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm, và Nông thôn Hàn Quốc
Thêm vào đó, chi phí cho mỗi tấn thức ăn được ước tính sẽ giảm từ $2,5 đến $3,3 nhờ việc giảm sử dụng các nguyên liệu cung đạm. Các sửa đổi hiện tại đã được thử nghiệm trước về tính khả thi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, và được công bố vào tháng 12 năm 2021.
Sự thay đổi về quy chuẩn thức ăn chăn nuôi ở quy định mới này nhận được nhiều phản hồi tích cực của ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi. Một số công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Hàn Quốc cho rằng việc điều chỉnh nhẹ hàm lượng đạm thô trong thức ăn chăn nuôi là cần thiết, tuy nhiên, hầu hết các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi đã áp dụng tiêu chuẩn về hàm lượng đạm thô thấp tương đương với tiêu chuẩn đạm thô trong quy định sửa đổi này.
Do đó, không có thay đổi lớn nào trong công thức thức ăn cho lợn tại thời điểm này. Tỷ lệ giảm đạm thô trong thức ăn chăn nuôi lợn của Hàn Quốc sau sửa đổi dự kiến là khoảng 0,6%. Nói cách khác, xu hướng giảm đạm thô trong thức ăn chăn nuôi đã được xem xét và cân nhắc trong khoảng thời gian dài.
Lợi ích của khẩu phần giảm đạm thô
Ngoài các tác động lên chính sách trung hòa carbon, thức ăn chăn nuôi đạm thấp còn có những lợi ích kinh tế như tính linh hoạt trong công thức khi giá ngũ cốc tăng.
Thức ăn đạm thấp góp phần làm giảm các bệnh đường ruột như tiêu chảy, cải thiện hệ vi sinh đường ruột và phúc lợi động vật. Đạm thấp cũng giúp giảm tác động tiêu cực của các quy định cấm sử dụng kháng sinh (AGPs) và khoáng chất có tính kháng khuẩn (ZnO). Do đó, nó phù hợp với xu hướng toàn cầu của ngành chăn nuôi.
Ngoài ra, thông qua việc giảm lượng bã nành được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi, đất canh tác có thể được sử dụng hiệu quả hơn, góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu và bình ổn giá ngũ cốc.
Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết cần thiết để giảm đạm là duy trì hàm lượng axit amin thiết yếu trong thức ăn bằng việc sử dụng các axit amin tổng hợp. L-Lysine, L-Methionine, L-Threonine và L-Tryptophan thường là các axit amin được quy định trong thức ăn chăn nuôi.
Gần đây còn có sự lan rộng của xu hướng giảm đạm kết hợp bổ sung thêm các axit amin thiết yếu như L-Valine, L-Arginine, L-Isoleucine và L-Histidine.
Ngoài ra, nhiều loại loại thức ăn có hàm lượng đạm thô siêu thấp được đưa ra thị trường cùng với việc tăng cường sử dụng các nguyên liệu thô mới sẽ tạo ra nhu cầu về các axit amin không thiết yếu như L-Glycine, L-Glutamate và L-Serine.
Theo www.nhachannuoi.vn